Bái Đính - quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á và những kỷ lục

5h30 sáng, đoàn chúng tôi khởi hành từ Hà Nội đi chùa Bái Đính - Ninh Bình.





Tới Ninh Bình trời đã sáng hẳn



Ninh Bình nổi tiếng nhiều núi đá với đặc sản thịt dê núi đá (không có dê nên tạm post núi vậy, he he)












Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á, nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Chùa Bái Đính gồm 2 khu chính : Chùa Bái Đính cổ (Bái Đính cổ tự) và Chùa Bái Đính mới (Bái Đính tân tự) có diện tích rộng 80 ha, nằm phía bên kia núi so với chùa cổ dự kiến đến năm 2010 sẽ hoàn thành cơ bản để kỷ niệm 1.000 năm Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa L¬ư ra Thăng Long (1010 - 2010).






Không chỉ là quần thể chùa lớn nhất, chùa Bái Đính là một ngôi chùa nổi tiếng với những kỷ lục. Tính đến ngày 6/6/2009 ngôi chùa này đã có 6 kỷ lục được công nhận. Những kỷ lục của chùa Bái Đính được xác lập gồm:

1. Năm Tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: tượng Phật Tổ 100 tấn; 3 pho Tam Thế 50 tấn; phật Di Lặc 100 tấn và Quan Thế Âm 90 tấn.





2. Hai chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á: chuông 36 tấn trong tháp chuông và chuông 27 tấn sân Điện Pháp Chủ


3. Khu chùa rộng nhất Việt Nam: tổng 107ha (khu chùa cổ 27 ha, chùa mới 80 ha)[27] riêng điện Tam Thế và điện Pháp Chủ có diện tích lên tới 1.000 m².

4. Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m.


5. Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam.

6. Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ


Diện tích khu chùa Bái Đính rất rộng, gồm 107 ha. Hiện đã và đang hoàn thiện một số công trình chính trong giai đoạn I, mới sử dụng 50 ha, từ cổng đi vào gồm:

Cổng Tam Quan


Cột và kèo Tam Quan được làm bằng gỗ tứ thiết. Chiều cao tới đỉnh 16,5 m, gồm 3 tầng mái lợp ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm

2 pho hai tượng Hộ pháp với ông thiện và ông ác bằng đồng cao 5,5 m, nặng 12 tấn




Tranh nhau sờ đến nhẵn bóng cả ngón tay tượng


Theo dòng người nhích tiếp từng bước, nhóm chúng tôi đi qua hành lang La Hán




234 gian nối liền với hai đầu Tam Quan, có chiều dài 1.052 m với 500 tư¬ợng La Hán bằng đá xanh Ninh Bình nguyên khối cao tới 2,5 m, nặng khoảng 4 tấn. Mỗi vị La Hán có một dáng vẻ khác nhau để miêu tả sự sống trần thế




"Thoát khỏi" dòng người trong hành lang La Hán, chúng tôi đến được Tháp Chuông - tháp hình bát giác, cao 22 m. Ьường kính trong tháp là 17 m, phủ bì 49 m. Cột bằng bê tông cốt thép giả gỗ. Tháp chuông có 3 tầng 8 mái với 24 đao cong vút lên.






Vẫn cảnh chen lấn khủng khiếp - lên được tới đỉnh tháp nhìn xuống mới thấy khâm phục chính mình




Tháp chuông treo một quả chuông nặng 36 tấn được cấp bằng "Xác nhận kỷ lục": "Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam"






Phía dưới quả chuông đồng này là một quả trống đồng lớn nặng 70 tấn nằm trên nền tháp chuông




Từ trên tháp nhìn ra xung quanh thật đẹp



Không kiềm chế được - lại phải pose




Điện Quan Thế Âm



Điện cao 14,8 m, dài 41,8 m, rộng 17,4 m, gồm 7 gian với hệ thống cột bằng gỗ tứ thiết



Gian giữa của điện đặt tư¬ợng Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt, đúc bằng đồng nặng 80 tấn, cao 9,57 m. Được công nhận là pho t¬ượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam




Điện Pháp Chủ



Cao 30 m, chiều dài 47,6 m, chiều rộng 43,3 m. Điện có 5 gian, gian giữa rộng 13,5 m, 4 gian hai bên rộng 8 m. Hệ thống cột bằng bê tông cốt thép sơn giả gỗ.






Gian giữa đặt pho t¬ượng Phật Pháp Chủ bằng đồng cao 10 m, nặng 100 tấn. Được xác nhận kỷ lục "Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Việt Nam". Trong điện còn treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng lớn nhất Việt Nam.












Các vách tường bày hàng ngàn tượng phật






Bắt gặp cờ bạc trong chùa nè, thiện tai, thiện tai!




Tiếp tục đi một đoạn đường đất








chúng tôi lên đến Điện Tam Thế


Tọa lạc ở trên đồi cao so với mặt n¬ước biển là 76 m, cao 34 m, dài 59,1 m, rộng hơn 40 m. Hệ thống cột bằng bê tông cốt thép sơn giả gỗ.








Trong điện Tam Thế đặt 3 pho t¬ượng Tam Thế Phật (quá khứ, hiện tại và tương lai) bằng đồng cao 7,2 m, nặng 50 tấn. Được xác nhận kỷ lục: "Ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam".





Tượng bằng vàng thật thì phải, he he




Chinh phục đỉnh cao nhất



nơi đặt tượng Di Lặc bằng đồng nặng 100 tấn




Bonus: Dịch vụ chặt chém tại chùa Bái Đính


Đoạn đường chưa đầy 1km từ khu chùa cổ và các điểm tham quan ra đến cổng chính, các chủ xe thoải mái hét giá theo... tùy hứng. Nếu thấy lượng du khách đông, nhu cầu đi xe lớn, các chủ xe ôm tự động hét 10.000 - 20.000, thậm chí 30.000 đồng/khách.


Chưa hết, các "xế" còn ghép ba, ghép bốn cho đỡ công chạy và được thêm tiền mỗi lượt. "Không cần mũ bảo hiểm, mình đi vèo là tới thôi, yên tâm tay lái lụa mà"- một "xế" xe ôm bao biện cho hành vi lách luật và chạy ẩu của mình

Nhận xét

Bài đăng phổ biến