Chùa Thầy - khởi động đầu xuân
Nằm gọn dưới chân một dải núi đá vôi hình vòng cung nổi lên giữa vùng đồng bằng xã Sài Sơn, chùa Thầy (Thiên Phúc tự) thuộc là một vùng non nước hữu tình, cảnh trí như chốn bồng lai.
Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân có hàm rồng.
Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất.
Chùa Hạ là nhà tiền tế, bày các tượng Đức Ông, Thánh hiền. Ống muống để tượng Bát bộ Kim Cương.
Chùa Trung bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương.
Hai pho tượng Hộ pháp được cho là lớn nhất trong các ngôi chùa Việt Nam, cao gần 4m. Tượng Hộ pháp đắp bằng đất thó, giấy bản giã nhỏ trộn với mật, trứng,..., nên sau hơn ba trăm năm vẫn còn rất tốt.
Chùa Thượng hay chùa trên tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, biển đề Đại hùng Bảo điện, đồng thời là nhà thánh, để tượng Di Đà tam tôn, tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, tượng cha mẹ Từ Đạo Hạnh.
Chùa Thầy từ lâu đã nổi tiếng không phải chỉ ở vẻ đẹp của kiến trúc, danh lam thắng cảnh mà còn bởi những truyền thuyết kỳ ảo, linh thiêng xung quanh thiền sư Từ Đạo Hạnh - Thiền sư ngày đó thường nổi tiếng về phép thuật chữa bệnh. "Từ Đạo Hạnh hàng ngày tụng kinh Đại bi tâm Đàlani đủ 108000 lần, sai khiến được Tứ trấn thiên vương, trả thù cho cha. Sư còn làm bùa phép, bùa chú, còn thác sinh làm vua Lý Thần Tông sau này"
Vườn Lan trong chùa
Pose ảnh trước Thủy Đình
Cuộc hành trình thượng sơn
Cứ 2, 3 mét lại đòi … pose
Người nổi tiếng
và Fan hâm mộ
Điểm dừng chân đầu tiên là Đính Sơn Thiền Tự
Xì xụp
Đường đi hiểm trở, xảy chân là … thôi rồi Lượm ơi
Nộp "Lệ Phí" xuống Hang Bò là 1k/người cho 1 ông chú không biết "mọc" từ đâu ra!
Hang Bò, vừa bò vừa xuống
Tranh nhau sờ
Hang Bò - nơi có bể 3.000 bộ hài cốt của nghĩa quân Lữ Gia thời kỳ chống Hán - với nhiều huyền thoại bí ẩn và rùng rợn!
Vết cào tay của các oan hồn trong hang
Bể xương với chiều cao khoảng 2 mét (độ sâu bao nhiêu hẳn chưa ai dò được), một phần ăn sâu vào hốc đá, phần chìa ra ngoài cũng được xây cất bằng đá.
Theo người dân, bể này có khoảng 3.000 bộ xương
Những bộ xương với nhiều câu chuyện rùng rợn
Câu chuyện trích từ anninhthudo.vn :
"… Như mê cung kỳ bí, ngóc ngách hang nơi phía sau huyệt mộ đều có thể rẽ trái, rẽ phải, xuống sâu nữa được. Bể xương giống như nơi để làm lạc hướng người trần. Thực hư như thế nào thì chưa biết, chưa từng có ai can đảm xuống hết tầng thứ 9 của địa ngục này để "thám hiểm".
Bên cạnh bể xương vẫn còn vài người đứng khấn vái, tôi đánh liều bước xuống phía sâu vài mét, đèn pin bỗng dưng tối dần và tắt ngấm. Cảm giác dưới chân khác lạ. Không cứng như đá, không mềm như bùn. Chỗ tôi đang đứng chỉ cách xa mấy người đang khấn vái vài mét, bị chia đôi bởi tảng đá nhỏ nhưng sự cách biệt đến khác lạ. Sự im lặng và bóng đêm vây bủa. Có tiếng anh Hợp gọi, âm thanh vang vọng đến kỳ dị. Trong tích tắc, tiếng gió, tiếng đập loạn xạ khiến tôi như chết đứng, tim muốn nhảy khỏi lồng ngực …"
Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân có hàm rồng.
Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất.
Chùa Hạ là nhà tiền tế, bày các tượng Đức Ông, Thánh hiền. Ống muống để tượng Bát bộ Kim Cương.
Chùa Trung bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương.
Hai pho tượng Hộ pháp được cho là lớn nhất trong các ngôi chùa Việt Nam, cao gần 4m. Tượng Hộ pháp đắp bằng đất thó, giấy bản giã nhỏ trộn với mật, trứng,..., nên sau hơn ba trăm năm vẫn còn rất tốt.
Chùa Thượng hay chùa trên tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, biển đề Đại hùng Bảo điện, đồng thời là nhà thánh, để tượng Di Đà tam tôn, tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, tượng cha mẹ Từ Đạo Hạnh.
Chùa Thầy từ lâu đã nổi tiếng không phải chỉ ở vẻ đẹp của kiến trúc, danh lam thắng cảnh mà còn bởi những truyền thuyết kỳ ảo, linh thiêng xung quanh thiền sư Từ Đạo Hạnh - Thiền sư ngày đó thường nổi tiếng về phép thuật chữa bệnh. "Từ Đạo Hạnh hàng ngày tụng kinh Đại bi tâm Đàlani đủ 108000 lần, sai khiến được Tứ trấn thiên vương, trả thù cho cha. Sư còn làm bùa phép, bùa chú, còn thác sinh làm vua Lý Thần Tông sau này"
Vườn Lan trong chùa
Pose ảnh trước Thủy Đình
Cuộc hành trình thượng sơn
Cứ 2, 3 mét lại đòi … pose
Người nổi tiếng
và Fan hâm mộ
Điểm dừng chân đầu tiên là Đính Sơn Thiền Tự
Xì xụp
Đường đi hiểm trở, xảy chân là … thôi rồi Lượm ơi
Nộp "Lệ Phí" xuống Hang Bò là 1k/người cho 1 ông chú không biết "mọc" từ đâu ra!
Hang Bò, vừa bò vừa xuống
Tranh nhau sờ
Hang Bò - nơi có bể 3.000 bộ hài cốt của nghĩa quân Lữ Gia thời kỳ chống Hán - với nhiều huyền thoại bí ẩn và rùng rợn!
Vết cào tay của các oan hồn trong hang
Bể xương với chiều cao khoảng 2 mét (độ sâu bao nhiêu hẳn chưa ai dò được), một phần ăn sâu vào hốc đá, phần chìa ra ngoài cũng được xây cất bằng đá.
Theo người dân, bể này có khoảng 3.000 bộ xương
Những bộ xương với nhiều câu chuyện rùng rợn
Câu chuyện trích từ anninhthudo.vn :
"… Như mê cung kỳ bí, ngóc ngách hang nơi phía sau huyệt mộ đều có thể rẽ trái, rẽ phải, xuống sâu nữa được. Bể xương giống như nơi để làm lạc hướng người trần. Thực hư như thế nào thì chưa biết, chưa từng có ai can đảm xuống hết tầng thứ 9 của địa ngục này để "thám hiểm".
Bên cạnh bể xương vẫn còn vài người đứng khấn vái, tôi đánh liều bước xuống phía sâu vài mét, đèn pin bỗng dưng tối dần và tắt ngấm. Cảm giác dưới chân khác lạ. Không cứng như đá, không mềm như bùn. Chỗ tôi đang đứng chỉ cách xa mấy người đang khấn vái vài mét, bị chia đôi bởi tảng đá nhỏ nhưng sự cách biệt đến khác lạ. Sự im lặng và bóng đêm vây bủa. Có tiếng anh Hợp gọi, âm thanh vang vọng đến kỳ dị. Trong tích tắc, tiếng gió, tiếng đập loạn xạ khiến tôi như chết đứng, tim muốn nhảy khỏi lồng ngực …"
Nhận xét
Đăng nhận xét